Phương pháp phát hiện sớm dịch tả châu Phi (ASF)?

Monday, 22/08/2022, 13:33 GMT+7

Bnh dịch tả lợn Châu Phi có tên tiếng Anh là ASF viết tắt của từ African swine fever. Đây là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiệm ở lợn do virus gây ra. Bệnh có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với mô và dịch cơ thể lợn bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh, bao gồm cả dịch mũi, miệng, nước tiểu, phân hoặc tinh dịch. Virus cũng lây lan qua vận chuyển và tiêu thụ các sản phẩm thực phẩm nhiễm bệnh.

Hiện Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) đã khuyên Việt Nam tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc (national emergency) về dịch tả lợn châu Phi.

 

nguon-goc-dich-ta-lon-chau-phi

 

Một số triệu chứng thường thấy khi lợn mắc dịch tả Châu Phi (ASF)

 

Thời gian ủ bệnh của dịch tả lợn Châu Phi là từ 3 đến 15 ngày, riêng thể cấp tính thường ủ bệnh từ 3 - 4 ngày. Tùy từng thể khác nhau mà triệu chứng của bệnh cũng sẽ khác nhau.

Thể quá cấp tính

  • Lợn mắc dịch tả ở thể này thường không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng và chết một cách nhanh chóng. Một số trường hợp trước khi chết có thể sốt cao và nằm ủ rũ.
image-web-001

Lợn mắc dịch tả thể quá cấp tính thường nằm ủ rũ hoặc sốt cao trước khi chết

  • Những vùng da mỏng như bụng, mang tai hay vùng bẹn có xuất hiện nhiều nốt đỏ và chuyển dần sang màu tím.

Thể cấp tính

  • Lợn có hiện tượng sốt cao, nhiệt độ từ 40.5 - 42oC.
  • Trong khoảng 2 đến 3 ngày đầu tiên, lợn lười vận động, nằm chồng đống, không ăn và thích chỗ nằm gần nước.
  • Các vùng da trắng (như tai, ngực, bụng, đuôi, cẳng chân) chuyển sang màu xanh tím hoặc màu đỏ.
  • Lợn đi lại bất thường.
  • 1 - 2 ngày tiếp đó, trước khi chết lợn có các triệu chứng như đi lại không vững, viêm mắt, khó thở, thở gấp, nôn mửa, tiêu chảy hoặc táo bón, mũi có bọt lẫn máu và một số biểu hiện thần kinh.
  • Lợn chết trong vòng từ 7 - 14 ngày, thậm chí có thể kéo dài đến 20 ngày. Trường hợp lợn đang mang thai nhưng mắc bệnh sẽ dẫn đến sẩy thai và tỉ lệ chết gần như 100%.
  • Nếu lợn nhiễm virus nhưng không có triệu chứng hay khỏi bệnh thì trong cơ thể vẫn sẽ tồn tại virus đến suốt đời và trở thành nguồn lây nhiễm bệnh nguy hiểm.

Thể á cấp

  • Có các biểu hiện như: khó thở, ho, giảm ăn, sụt cân, viêm khớp, đi lại khó khăn, có thể sẩy thai ở lợn đang mang thai.
  • Lợn sốt nhẹ hoặc không sốt.
  • Tỉ lệ lợn chết khi mắc dịch tả lợn Châu Phi thể á cấp là 30 - 70%, sau khoảng 15 - 45 ngày nhiễm bệnh.
  • Lợn có thể nhiễm bệnh mạn tính hoặc khỏi bệnh.

Thể mạn tính

  • Thường thấy ở những heo nhỏ 2 đến 3 tháng tuổi. Các triệu chứng lúc này có thể kéo dài từ 1 - 2 tháng.
  • Lợn gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa: lúc tiêu chảy, lúc táo bón, kèm theo khó thở và ho.
  • Các nốt xuất huyết trên da chuyển từ đỏ sang tím. Tróc từng mảng da ở những vùng da mỏng.
  • Khi mắc bệnh ở thể này, heo có tỷ lệ chết thấp hơn các thể khác. Tuy nhiên, khi khỏi bệnh vẫn tồn tại virus và là nguồn lây bệnh.
image-web-002

 

Vậy dịch tả lợn Châu Phi lây qua đường nào?

 

Sự truyền nhiễm của ASF rất nhanh chóng, chúng có thể lây lan qua nhiều đường khác nhau có thể là tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp, cũng có thể lây lan do nhiều nguyên nhân chủ quan khác, cụ thể:

Qua 2 con đường truyền bệnh dịch tả lợn Châu Phi:

- Trực tiếp khi lợn tiếp xúc với lợn rừng bị nhiễm bệnh ASF.

- Gián tiếp qua các vật trung gian, khi con người đi đến những vùng vị nhiễm bệnh và họ vận chuyển các loại thực phẩm từ khu vực bị nhiễm bệnh về trang trại của mình. Những yếu tố gây bệnh gián tiếp có thể do những con bọ, côn trùng có trong vùng cận nhiệt đới, môi trường nước bị nhiễm bẩn, xe vận chuyển bị nhiễm bẩn và những sự lây truyền tương tự như các loài virus khác.

 

benh-dich-ta-lon-chau-phi-8

 

Phát hiện sớm ASF

Phát hiện sớm dịch bệnh thực sự là một thách thức do thiếu các biểu hiện lâm sàng đặc trưng của ASF. Mức độ nghiêm trọng và đa dạng của các biểu hiện lâm sàng rất khác nhau tùy thuộc vào động lực của mỗi chủng ASF và liệu rằng các dịch bệnh khác đang có mặt hay không cũng có thể gây nhầm lẫn.

Việc chẩn đoán rất phức tạp vì các biểu hiện lâm sàng và các tổn thương khi mổ khám có thể giống với các bệnh thường thấy trên heo như bệnh đóng dấu, salmonella, PRRS, hội chứng viêm da và thận hoặc bệnh kiết lỵ.

ASF có thể không bị phát hiện trong vài ngày cho đến khi có các dấu hiệu lâm sàng và sự gia tăng tỷ lệ chết bắt buộc chủ trại phải tiến hành xét nghiệm. Hơn nữa, các trang trại đang có dịch bệnh khác tấn công cũng làm trì hoãn việc xem xét khả năng nhiễm ASF. Điều này tạo điều kiện cho virus có thể lây lan sang các khu trang trại khác bằng cách di chuyển theo những con heo không có triệu chứng bị nhiễm bệnh trong giai đoạn đầu ủ bệnh.

 

Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm

 

Do có nhiều dấu hiệu lâm sàng và thiếu các biểu hiện đặc trưng của dịch ASF, nên bắt buộc phải dựa vào xét nghiệm trong phòng thí nghiệm để chẩn đoán.

Dựa trên đặc điểm bộ gen của virus, hiện tại có nhiều phương pháp SHPT có thể phát hiện được ASFV như: PCR truyền thống, Real-time PCR, ELISA hoặc giải trình tự.

Loại mẫu đầu vào: thịt lợn, máu kháng đông bằng EDTA, lách, hạch bạch huyết, hạch hạnh nhân vùng họng…

Hiện tại, công ty TNHH Phát triển khoa học Vitech đang cung cấp bộ kit VetMAX™ African Swine Fever Virus Detection Kit của hãng Appliedbiosystems (Thermo Fisher Scientific) áp dụng phương pháp realtime PCR để phát hiện DNA của virus tả lợn châu Phi (ASFV) trong huyết thanh, máu toàn phần và mẫu mô của lợn bằng cách sử dụng mồi TaqMan và đầu dò,

Ưu điểm của bộ kit cho phép sàng lọc nhanh và đáng tin cậy trong các tình huống theo dõi và bùng phát dịch. Sản phẩm được xác nhận bởi phòng thí nghiệm Tham Khảo Liên Minh Châu Âu và đã được sử dụng từ năm 2015 trong các đợt dịch ở Đông Âu để xác nhận dấu hiệu lâm sàng và phát hiện lợn nuôi và lợn hoang bị ảnh hưởng bởi ASFV. Thông tin chi tiết về bộ kit VetMAX™ African Swine Fever Virus Detection vui lòng iên hệ ngay cho chúng tôi theo số HOTLINE 024.3783.5922 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Biên tập và tổng hợp: BQT Vitech

Authorized distributor