MÀNG LỌC VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN CHƯA BIẾT?

Friday, 01/03/2024, 09:40 GMT+7

Màng lọc và những điều bạn chưa biết?

 

Lọc là quá trình sử dụng áp suất đẩy một hỗn hợp qua một phương tiện lọc, để tách các thành phần trong đó dựa trên kích thước. Lọc giữ vai trò quan trọng trong các ngành sản xuất Dược phẩm, Thực phẩm, Đồ uống, giúp đảm bảo chất lượng quy trình và sản phẩm. Chúng ta chỉ có thể chọn bộ lọc lý tưởng khi hiểu được các đặc điểm cơ bản và kết hợp đặc tính của màng lọc với đặc tính của mẫu, cùng kết quả lọc mong muốn để đưa ra lựa chọn lọc phù hợp với ứng dụng. Mặc dù thuật ngữ “màng lọc” và “giấy lọc” thường được sử dụng thay thế cho nhau, nhưng các loại lọc riêng biệt này có những đặc tính, ưu điểm và nhược điểm riêng.

 

1. Màng lọc

Màng lọc được tạo ra bởi sự kết tủa hoặc kéo dài vật liệu polymer.

Màng lọc là một trong những vật dụng được dùng phổ biến nhất trong cả ngành công nghiệp và nghiên cứu. Các loại màng lọc khác nhau sẽ có đặc tính khác biệt về thành phần, xử lý bề mặt, và kích thước lỗ.

1.1. Khả năng tương thích hóa học

Vật liệu lọc phải tương thích với tính chất hóa học của chất được lọc để tránh gây hư hỏng cấu trúc. Khả năng tương thích hóa học của các mẫu lỏng thường chỉ tập trung vào dung dịch, nhưng các chất hòa tan cũng có thể tương tác với màng theo cách không mong muốn.

1.2. Khả năng thấm ướt

Để lọc dung dịch, màng phải có khả năng thấm ướt với dung dịch được lọc, điều này dựa trên tính chất hóa học của bề mặt màng. Nếu màng không được thấm ướt, việc lọc có thể bị cản trở, gây ra áp suất ngược và làm tăng nguy cơ hỏng màng. Màng kỵ nước có thể được làm ướt bằng cồn (ví dụ: metanol, IPM) trước khi sử dụng để lọc dung dịch nước.

1.3. Kích thước lỗ lọc

Đối với màng lọc, kích thước lỗ cho biết đường kính lỗ lớn nhất và khả năng lọc các kích thước hạt nhất định. Vì các lỗ màng có thể không đồng nhất, nên kích thước lỗ không phải là tiêu chí đánh giá đáng tin cậy về hiệu quả lọc. Kích thước lỗ màng thường được kiểm tra bằng phương pháp điểm sủi bọt và khả năng lưu giữ vi khuẩn.

1.4. Tốc độ lọc

Tốc độ lọc được xác định là thời gian cần thiết để mẫu cần lọc đi qua bộ lọc. Tốc độ lọc rất quan trọng trong việc xác định thời gian hoàn thành quá trình lọc. Tốc độ lọc sẽ giảm khi kích thước lỗ lọc nhỏ hơn, nhưng việc thay đổi vật liệu màng, độ dày, độ xốp, và cấu trúc lỗ đều có thể dẫn đến sự khác biệt về tốc độ lọc.

1.5. Khả năng liên kết với chất phân tích

Khả năng liên kết với chất phân tích đề cập đến việc mất chất phân tích trong quá trình lọc, dẫn đến phần dịch lọc sẽ có thành phần phân tử khác với dự kiến. Với diện tích bề mặt bên trong lớn hơn diện tích bề mặt phía trước từ 100 đến 600 lần, màng vi xốp polyme cung cấp diện tích lọc lớn cho sự liên kết không đặc hiệu của các chất phân tích.

Ngoài diện tích bề mặt, sự hiện diện của các nhóm chức còn quyết định đặc tính liên kết của màng. Vật liệu màng mang tính trơ (ví dụ: PVDF, PTFE) sẽ có khả năng liên kết chất phân tích rất thấp, trong khi những vật liệu còn lại (ví dụ: nylon, MCE) cho thấy mức độ liên kết chất phân tích cao.

1.7. Tính chất quang học

Khi phân tích trực quan các chất bị giữ lại, các đặc tính quang học của màng phải tương thích với phương pháp tạo ảnh, sao cho màng cung cấp nền nhất quán trên toàn bộ bề mặt mẫu và không gây nhiễu trong quá trình thử nghiệm.

Bốn thông số kỹ thuật cụ thể thường được xem xét:

  • Độ phản xạ
  • Độ truyền qua
  • Hóa phát quang
  • Huỳnh quang

1.8. Các chất thối rữa

Chất thôi rữa là các chất gây ô nhiễm có trong dịch lọc cuối cùng, có nguồn gốc từ màng lọc hoặc thiết bị. Ba nguyên nhân chính gây thôi rữa màng lọc là sự bong ra của vật liệu lọc hoặc sự thôi rữa các tiểu phần từ màng, hóa chất còn sót lại từ quá trình sản xuất, và hóa chất rửa màng lọc gây biến đổi bề mặt màng. Sự có mặt của chất thôi rữa cũng có thể liên quan đến tính tương thích hóa học của màng với dung dịch được lọc.

Nói chung, nếu màng không tương thích về mặt hóa học với dung dịch thì mức độ thôi rữa màng lọc sẽ cao hơn sẽ được quan sát thấy trong dịch lọc.

1.9. Độ lưu giữ

Độ lưu giữ là khả năng màng giữ lại tiểu phân hoặc phân tử quan tâm. Tùy thuộc vào mức độ quan trọng của khả năng lưu giữ trong ứng dụng cuối cùng (ví dụ: màng lọc tiệt trùng), nhà sản xuất có thể không tiến hành thử nghiệm khả năng lưu giữ đối với từng loại màng.

 

2. Tiền lọc và lọc sâu

Tiền lọc sử dụng các màng lọc có lỗ lọc to để loại bỏ các hạt lớn như bụi bẩn hoặc cặn khỏi các mẫu trước khi đưa dịch lọc qua màng lọc có lỗ nhỏ hơn. Sử dụng tiền lọc trong quá trình chuẩn bị mẫu có thể ngăn ngừa việc tắc nghẽn lọc sớm, kéo dài tuổi thọ của bộ lọc. Lọc sâu khác với lọc màng ở chỗ lọc sâu giữ lại các hạt bên trong chứ không chỉ trên bề mặt bộ lọc. Do khả năng lưu giữ tiểu phân cao nên lọc sâu thường được sử dụng để cho bước tiền lọc.

2.1 Chất kết dính 2.2. Màng lọc lưới

Thường được sử dụng với các vật liệu không dệt, làm từ sợi, chất kết dính mang lại hình dạng và độ bền cho sản phẩm cuối cùng. Trong khi chất kết dính thường được sử dụng trong các màng lọc sợi thủy tinh, những chất phụ gia này làm giảm độ ổn định nhiệt của màng và có thể dẫn đến ô nhiễm mẫu bởi các chất thôi rữa.

Với các lỗ lớn và đồng đều, cấu trúc dạng lưới của màng lọc lưới được sử dụng để loại bỏ các hạt lớn, chẳng hạn như tế bào, protein hoặc bụi bẩn, để làm trong dung dịch hoặc phân tích tiểu phân.

 

3. Giấy lọc Cellulose

Giấy lọc Cellulose được sản xuất từ ​​α-cellulose. Giy lc ch yếu khác vi các màng lc v cu trúc, độ bn và kh năng tương thích hóa hc. Cu trúc si ngăn vic gi li các tiu phân nh hơn 2 μm, cũng như làm gim độ bn ướt và kh năng tương thích hóa hc.

3.1. Tỉ lệ lưu giữ 3.2. Độ tinh khiết 3.3. Độ cứng

Tỉ lệ lưu giữ đề cập đến khả năng giấy lọc giữ lại các hạt lớn hơn tỉ lệ kích thước nhất định. Phép đo này khác nhau tùy theo điều kiện lọc, bao gồm áp suất vận hành, hình dạng và nồng độ tiểu phân.

Độ tinh khiết của giấy lọc liên quan đến khả năng tạo ra chất thôi rữa, hay lượng chất ô nhiễm hữu cơ và vô cơ được tìm thấy trong giấy lọc. Tùy thuộc vào ứng dụng cuối cùng hoặc phương pháp thử nghiệm phân tích, có thể cần sử dụng giấy lọc có độ tinh khiết cao hơn để tránh việc ảnh hưởng đến kết quả.

Độ cứng đề cập đến độ cứng vật lý của bề mặt giấy lọc sau khi xử lý bằng axit khoáng. Ngoài khả năng tăng độ bền ướt và giảm nguy cơ hư hỏng cấu trúc, giấy lọc cứng còn có đặc điểm là không có tạp chất kim loại và hiện tượng bong tróc sợi trong quá trình sử dụng.

Công Ty TNHH Phát triển Khoa Học Vitech là đơn vị chuyên phân phối các loại màng lọc thương hiệu Millipore (Merck) chất lượng cao, hỗ trợ quá trình lọc trong phòng thí nghiệm trong các lĩnh vực học thuật, dược phẩm và công nghiệp. Công ty tự hào là địa chỉ đáng tin cậy, luôn có đầy đủ giấy tờ xuất xứ, cam kết hàng chính hãng.

Để được tư vấn thêm thông tin về màng lọc Millipore cũng như báo giá về sản phẩm, Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp.

 

--------------------------------------------

CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VITECH

Hotline: 024.3783.5922 | 028.3517.0468

www.vitechltd.vn | www.vitechshop.vn

VP HÀ NỘI: Số 6 Lô 1D Khu Đô thị Trung Yên Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

VP HỒ CHÍ MINH: Số 5 đường 13 KDC Miếu Nổi, Phường 3, Quận Bình Thạnh, TP. HCM

Authorized distributor